Cấu tạo mâm chày là phần xương xốp. Mặt trên của mâm chày có lớp sụn tạo nên sụn khớp của vùng khớp gối. Chức năng chính của mâm chày là chịu lực cho cơ thể bạn khi đi lại. Đồng thời, bộ phận này cũng giúp cho các cử động khớp gối của bạn được nhẹ nhàng hơn trong những sinh hoạt hàng ngày.
Gai xương mâm chày khớp gối là một dạng thương tổn vùng khớp gối ở bệnh nhân gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến vận động. Hiểu rõ nguyên nhân và nhận biết các dấu hiệu gai mâm chày khớp gối là cách để bạn phòng ngừa và điều trị sớm căn bệnh khó chịu này.
Quá trình thoái hóa tự nhiên hoặc lực tác động mạnh gây chấn thương có thể làm vỡ xương bánh chè, qua đó gây ra những thương tổn trên bề mặt mâm chày khớp gối. Canxi thường có xu hướng tự động lắp vào khu vực tổn thương để làm lành.
Tuy nhiên một phần canxi thường lắng đọng bên ngoài, lâu ngày sẽ hình thành nên bề mặt gai lởm chởm gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân. Đây chính là tình trạng gai xương mâm chày khớp gối.
Vì sao mắc bệnh gai xương mâm chày khớp gối? |
Những dấu hiệu gai xương mâm chày khớp gối
Thông thường, bệnh nhân mắc gai xương mâm chày khớp gối thường có các dấu hiệu nhận biết như:
Khớp gối thường bị cứng, khó cử động, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy.
Vùng khớp gối có dấu hiệu ửng đỏ. Khi chạm vào có cảm giác ấm, nóng.
Khi di chuyển, vận động, khớp gối phát ra những âm thanh lạ.
Những cơn đau nhói cũng có thể lan tỏa ra xung quanh khi bạn vận động nhiều.
Khi khớp nhún xuống, bệnh nhân cảm nhận được tình trạng đau đầu gối là rệt, đặc biệt là khi lên xuống cầu thang.
Ở một số bệnh nhân còn có dấu hiệu sưng to, đau ở vùng xương bánh chè. Khi quan sát có thể thấy rõ tình trạng biến dạng này. Sốt nhẹ cũng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân.
►Xem thêm: Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét