Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Cách phòng bệnh liệt dây thần kinh số 7

Bệnh liệt dât thần kinh số 7 gây liệt mặt hiện nay được chia làm 2 loại: Liệt dây thần kinh só 7 ngoại biên và liệt dây thần kinh số 7 trung ương. Tuy nhiên tình trạng thường gặp nhất là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do bị nhiễm lạnh. Nguyên nhân nhiễm lạnh có thể chiếm tới 80% tổng số nguyên nhân gây bệnh.

Để không phải đối mặt với những triệu chứng vô cùng khó chịu của bệnh liệt dây thần kinh số 7, mỗi người phải tự phòng tránh bệnh liệt dây thần kinh số 7 trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Dây thần kinh số 7 còn có tên gọi khác là dây thần kinh mặt. Do đó, khi người bệnh bị liệt dây thần kinh số 7 thì sẽ dẫn đến hiện tượng liệt mặt, các cơ mặt bị liệt, méo mồm,… Khi ngủ mắt không thể nhắm được, nồm không thể khép được đồng thời nước mắt, nước dãi chảy ra.
Bên cạnh đó, bệnh liệt dây thần kinh số 7 cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra như: Viêm nhiễm ở tai, viêm tai giữa, chấn thương sọ não, hội chứng Guillain Barre, bệnh Lupus ban đỏ…


Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có một số biểu hiện rất dễ nhận biết, từ đó mà người bệnh có thể nhanh chóng thăm khám và tìm được phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh đến một cách đột ngột khi người bệnh ngủ dậy hay sau khi đi tàu xe, nằm ngủ để quạt tạt vào mặt, nằm cạnh cửa sổ… Hiện tượng đầu tiên mà ai cũng cảm nhận được đó là cơ mặt cứng, khó vận động, mồm hơi éo, khó nói, đánh răng khó khăn… Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng khá nguy hiểm.
Ngoài cảm thấy khuôn mặt vụ cứng, khó vận động thì vị giác đôi khi cũng giảm hoặc biến mất, người bệnh sẽ không cảm giác được vị ngon của các món ăn; mắt khô, mất tuyến nước bọt.

Cách phòng bệnh liệt dây thần kinh số 7
Cách phòng bệnh liệt dây thần kinh số 7


Có khoảng 70 – 80% số trường hợp mắc bệnh sẽ tự khỏi được từ 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh không những không thuyên giảm mà còn tiến triển nặng hơn gây nên những di chứng cực kì nghiêm trọng: Viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt…


Khi đi tàu xe nên đóng cửa để tránh hiện tượng gió tạt vào mặt, khi đi ngủ nên đóng cửa để gió không lùa. Vào mùa hè thường sử dụng quạt, điều hòa… cần tránh không để quạt hay điều hòa thổi thẳng vào mặt.

Khi người bệnh đã rơi vào tình trạng liệt mặt nên tới các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín với đội ngũ bác sỹ lành nghề, máy móc hiện đại để thăm khám. Từ đây, bệnh nhân mới xác định được nguyên nhân gây bệnh của mình là gì.

Cần điều trị sớm các chứng viêm nhiễm ở tai, mũi, họng để tránh sự biến chứng chấn thương sang các vùng thái dương,… ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7.

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, các bệnh thuộc về yếu tố khách quan như tai nạn, thời tiết gây ra người bệnh có thể chủ động phòng tránh bệnh liệt dây thần kinh số 7 được, còn các yếu tố khác do bệnh lý gây nên thì không thể lường trước. 

Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào người bệnh cũng nên lạc quan và sẵn sàng để đối mặt. Trong quá trình điều trị bệnh tật, tâm lý quyết định 50% sự thành công hay thất bại.

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Hỗ trợ trị thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp

Việc xoa bóp, massage cổ có tác dụng cải thiện sự lưu thông, tuần hoàn máu. Đồng thời làm giảm thiểu các cơn đau nhức mỏi cơ thể, giải tỏa sự kết dính, chèn ép lên các rễ thần kinh. Cũng từ đó, người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn.

Hiện tại, có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, vẫn chưa có phương pháp nào chữa trị dứt điểm căn bệnh này 100 %. Đó là lí do vì sao, nhiều người đã tìm đến phương pháp xoa bóp massage chữa thoái hóa đốt sống cổ như một cứu cánh, giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Chỉ cần một vài thao tác xoa bóp massage vô cùng đơn giản sau đây, bạn đã hoàn toàn có thể “chinh phục” được căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tuy phương pháp này không mang lại hiệu quả tuyệt đối trong việc chữa trị bệnh nhưng lại có thể giảm được cơn đau đớn ngay tức khắc.

Dưới đây là một vài động tác xoa bóp massage đơn giản, bạn có thể thực hiện:

Động tác 1: Xoa bóp vùng vai gáy

Nằm thẳng lưng, đầu cúi về phía trước.
Dùng ngón tay cái và các ngón còn lại tiến hành xoa bóp vùng cổ với một lực vừa phải, không quá mạnh.
Chỉ cần 5 phút xoa bóp, bạn đã cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu.

Động tác 2: Day vùng vai gáy

Dùng 2 ngón tay cái ấn vào vùng sau gáy, 8 ngón tay còn lại ôm lên đầu.
Ở phương pháp này, bạn chủ yếu bạn sử dụng 2 ngón tay cái để tiến hành xoa, ấn, day mạnh vào vùng sau gáy. Bạn thực hiện khoảng 2-3 phút.

Hỗ trợ trị thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp
Hỗ trợ trị thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp 


Động tác 3: Xoay cổ

Ngoài các động tác xoa bóp nhẹ nhàng như trên, người bệnh có thể thực hiện các động tác xoay cổ. Có thể là nghiêng sang trái, nghiêng sang phải, ngửa lên, cúi xuống,… Đây là cách có thể kéo giãn phần xương đốt sống cổ và phòng tránh tình trạng co cứng cơ.

Đưa hai tay ra sau cổ, dùng hai tay ôm và đan lấy nhau.
Sau đó, bạn có thể kéo qua kéo lại khoảng 10 lần.
Kết hợp massage xoa bóp cơ cổ từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên trong khoảng 3 phút.

Động tác 4: Ấn vào cổ

Dùng 4 đầu ngón tay day và bấm vùng sau gáy. Bạn nên tập trung nhiều ở các đốt sống cổ cao.

Trong khi day bấm, bạn nên giữ thời gian lâu một chút. Đồng thời ngửa cổ ra sau để tác động vào sâu hơn. Động tác này vừa giúp giảm người bệnh giảm đau đầu, vừa giúp chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Ngoài một số biện pháp chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ như đã giới thiệu ở trên, để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ xảy ra, bệnh nhân cần phải thực hiện một số yêu cầu sau đây:

Không cúi hay ngửa cổ quá lâu hoặc dùng gối ngủ quá cao. Tránh khuân vác các vật nặng gây ảnh hưởng đến đốt sống cổ. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức dẻo dai cho xương.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Tránh sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường và chất béo. Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn. Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ. Đây là cách tốt nhất giúp mọi người có thể phát hiện bệnh sớm. Cũng từ đó, việc điều trị sẽ trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Vì sao mắc bệnh gai xương mâm chày khớp gối?

Cấu tạo mâm chày là phần xương xốp. Mặt trên của mâm chày có lớp sụn tạo nên sụn khớp của vùng khớp gối. Chức năng chính của mâm chày là chịu lực cho cơ thể bạn khi đi lại. Đồng thời, bộ phận này cũng giúp cho các cử động khớp gối của bạn được nhẹ nhàng hơn trong những sinh hoạt hàng ngày.

Gai xương mâm chày khớp gối là một dạng thương tổn vùng khớp gối ở bệnh nhân gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến vận động. Hiểu rõ nguyên nhân và nhận biết các dấu hiệu gai mâm chày khớp gối là cách để bạn phòng ngừa và điều trị sớm căn bệnh khó chịu này.

Quá trình thoái hóa tự nhiên hoặc lực tác động mạnh gây chấn thương có thể làm vỡ xương bánh chè, qua đó gây ra những thương tổn trên bề mặt mâm chày khớp gối. Canxi thường có xu hướng tự động lắp vào khu vực tổn thương để làm lành. 

Tuy nhiên một phần canxi thường lắng đọng bên ngoài, lâu ngày sẽ hình thành nên bề mặt gai lởm chởm gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân. Đây chính là tình trạng gai xương mâm chày khớp gối.

Vì sao mắc bệnh gai xương mâm chày khớp gối?
Vì sao mắc bệnh gai xương mâm chày khớp gối?


Những dấu hiệu gai xương mâm chày khớp gối

Thông thường, bệnh nhân mắc gai xương mâm chày khớp gối thường có các dấu hiệu nhận biết như:

Khớp gối thường bị cứng, khó cử động, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy.

Vùng khớp gối có dấu hiệu ửng đỏ. Khi chạm vào có cảm giác ấm, nóng.

Khi di chuyển, vận động, khớp gối phát ra những âm thanh lạ.

Những cơn đau nhói cũng có thể lan tỏa ra xung quanh khi bạn vận động nhiều.

Khi khớp nhún xuống, bệnh nhân cảm nhận được tình trạng đau đầu gối là rệt, đặc biệt là khi lên xuống cầu thang.

Ở một số bệnh nhân còn có dấu hiệu sưng to, đau ở vùng xương bánh chè. Khi quan sát có thể thấy rõ tình trạng biến dạng này. Sốt nhẹ cũng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân.

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

Viêm khớp dạng thấp có di truyền hay không?

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không nằm trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất, bởi không chỉ các bạn trẻ mà còn cả những bậc phụ huynh cũng đang hoang mang không biết rằng bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền hay không?

Tuổi tác : Tuổi càng cao thì nguy cơ gặp phải bệnh viêm khớp càng lớn hơn khi tuổi càng ngày càng cao tức xương khớp cũng đang bắt đầu diễn ra quá trình lão hóa, chính vì điều này khiến cho sụn càng trở nên giòn hơn.

Trọng lượng cơ thể: bạn đang dư cân điều này khiến bạn tăng áp lực lên các khớp, đè năng và cả việc va chạm giữa các bộ phần xương khớp gây ra tổn thương phần khớp.

Chấn thương cấp: bị chấn thương ở khớp cũng có thể gây ra bất thường trong khu vực xung quanh do chúng đã bị hư hỏng hoặc sụn khớp bị chệch, lêch ra khỏi vị trí ban đầu.

Cách sinh hoạt và vận động không đúng cách cũng gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp có di truyền hay không?
Viêm khớp dạng thấp có di truyền hay không?


Phần kiệt kê những nguyên nhân gây nên viêm khớp dạng thấp trên phần nào đó cũng giúp bạn nhận thấy bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không? vâng bệnh viêm khớp dạng thấp không di truyền 

Một số biện pháp phòng bệnh viêm khớp dạng thấp

Vẫn là câu hỏi bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không thì cần chú ý những cách phòng tránh sau nhé:

Thường xuyên tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Căng duỗi để giúp cơ bắp được tăng cường cũng như là củng cố các khớp. Nên nhớ là phải khỏi động kĩ trước khi tập.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cung cấp đủ các thực phẩm giàu vitamin C và E và canxi để có thể hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị suy thoái sớm. Uống đủ nước mỗi ngày.

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Những điều nên biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

Dân gian thường gọi viêm khớp dạng thấp là bệnh thấp khớp, bệnh gây ra những khó khăn trong vận động và khiến người bệnh hết sức mệt mỏi, khó chịu. Có nhiều người hiểu lầm rằng, bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh chỉ xảy ra ở người già, người trung niên lớn tuổi, tuy nhiên sự thật là, hiện nay, tỷ lệ người trẻ tuổi dưới 40 và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi cũng có nguy cơ mắc cao

Bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh dạng viêm gây tổn thương khớp cực kỳ phổ biến. Những triệu chứng đau nhức của các vùng khớp lan nhanh và khiến người bệnh rất khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp phần lớn là do hệ miễn dịch bên trong cơ thể gây ra. Bệnh thường tấn công vào các màng của các khớp một cách mãnh liệt từ đó dẫn đến hiện tượng sưng đau, buốt nhói và cuối cùng nếu không hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ gây biến dạng khớp.

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây đau và rất nhiều khó khăn trong vận động, cùng với đó ở nhiều khớp nhỏ như bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, bàn chân và mắt cá chân bệnh cũng lan và phát triển mạnh hơn. Ngoài ra tại các khu vực khớp vùng đầu gối, xương hàm và hông cũng có thể bị tuy nhiên tỷ lệ ít hơn.

Bệnh viêm khớp dạng thấp phổ biến này chiếm đến gần 3% dân số, còn tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp chiếm đến 20%. Bệnh lý này thường gặp ở độ tuổi trung niên từ 35-60, tuy nhiên người trẻ và trẻ em vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Do đó người bệnh hoàn toàn không thể xem thường những triệu chứng của bệnh.

Bệnh viêm khớp dạng thấp là một trong những loại bệnh lý mãn tính, rất khó hỗ trợ điều trị dứt điểm và khiến người bệnh rất đau đớn. Vậy nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấplà gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu sau đây để từ đó có thể ngăn chặn bệnh ngay khi vừa mới hình thành.

Yếu tố di truyền: Đây cũng được biết đến là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp mà chúng ta không thể không kể đến. Viêm khớp dạng thấp là bệnh có tính chất gia đình, do đó nếu trong gia đình, bố hoặc mẹ hoặc cả 2 bố mẹ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thì khả năng cao người con cũng sẽ mắc bệnh.

Những điều nên biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
Những điều nên biết về bệnh viêm khớp dạng thấp


Tác nhân khởi phát: bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh xảy ra khi các tế bào bạch cầu có chức năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus di chuyển từ máu vào trong màng bao quanh khớp. Khi các tế bào bạch cầu trở thành vị khách không mời, xuất hiện và gây ra phản ứng viêm tại khớp. Nguyên nhân của việc này là do việc tạo ra các chất gây viêm như TNF-alpha, protein.

Yếu tố cơ địa: Đây cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp. Nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 2-3 lần so với nam giới, cùng với đó nữ giới chiếm đến 80%. Và 70% là những bệnh nhân trên độ tuổi 30, 35. Chính vì vậy, các chị em trong độ tuổi trên 35 đừng bao giờ chủ quan với sức khỏe của chính mình hãy chú ý chăm sóc bản thân để có thể ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Yếu tố thuận lợi: ngoài các nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp là các tác nhân góp phần hình thành bệnh khác mà bạn cần biết đó là sau khi bị chấn thương, cơ thể suy yếu do bệnh tật, sinh sống trong môi trường ẩm thấp, lạnh lẽo kéo dài, sau thời gian sinh đẻ không kiêng khem cẩn thận…

Bệnh viêm khớp dạng thấp không được hỗ trợ điều trị, về lâu về dài có thể gây ra tình trạng vô cùng nguy hiểm:

Người bệnh có thể sẽ mất khả năng lao động: đây là hậu quả tất yếu do căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp gây ra.

Nguy cơ tàn phế cũng có thể xảy ra, theo thống kế đến 89% bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp bị cứng khớp, và đây là nguyên nhân dây ra các biến chứng nguy hiểm thậm chí là tàn phế.

Các nghiên cứu đã chứng minh, những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 4 lần so với những người khác nếu không chữa bệnh viêm khớp dạng thấp kịp thời. Các nghiên cứu đã chỉ ra, có đến 30% bệnh nhân viêm khớp gặp vấn đề về tim mạch và 50% có thể dẫn tới tử vong.

Gây khó thụ thai: đối với nữ giới đây cũng là một trong những biến chứng hết sức nguy hiểm.

Đó là một vài biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra. Do căn bệnh này tiến triển một cách âm thầm và chậm chạp, cơn đau lúc tái phát lúc không, vì vậy vẫn có nhiều người tỏ ra coi thường, chủ quan.

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Biểu hiện viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Trừ những trường hợp đặc biệt, tụ cầu thường gây viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ đơn độc, ít khi hai khớp và rất ít khi viêm hai khớp đối xứng. Vị trí viêm đứng đầu là khớp gối, rồi đến khớp háng, sau đó là các khớp khác.

Bệnh sử: có một giá trị đặc biệt trong chẩn đoán viêm khớp, thường đi sau một nhiễm tụ cầu ở nơi khác như mụn nhọt, viêm cơ, nhiễm khuẩn huyết, hoặc sau khi bệnh nhân được tiêm thuốc vào khớp (Hydrocortison).

Các dấu hiệu ở khớp thường xuất hiện sau 1-2 tuần.

Dấu hiệu toàn thân: cũng như mọi biểu hiện nhiễm khuẩn ở nơi khác, bệnh nhân có sốt cao 39-40 độ C, sốt liên tục lúc đầu và dao động khi có hiện tượng nung mủ, người gầy sút, mệt mỏi, da khô, lưỡi bẩn…

Đau và hạn chế vận động: bệnh nhân đau nhiều kiểu nhức mủ, đau liên tục nhất là khi vận động thì đau trội cho nên không dám và không thể vận động, bệnh nhân có xu hướng giữ khớp ở tư thế cố định nửa co, thường phải độn chân hoặc đệm ở bên dưới để tránh đau.

Biểu hiện viêm: những khớp ngoại biên (gối, khuỷu, cổ chân …) dễ quan sát khi thăm khám. Ta thấy khớp sưng rõ rệt, da ngoài đỏ và căng, sờ vào nóng và rất đau, vận động mọi động tác đều hạn chế vì đau. Ở khớp gối, viêm gây tiết dịch nhiều, có dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè và sưng phù lan cả sang phần dưới mặt trước đùi.

Đối với các khớp ở sâu như háng, vai, biểu hiện viêm kín đáo hơn, phải thăm khám kỹ và nhất là phải so sánh với bên lành mới phát hiện được.

Diễn biến: nếu không được điều trị, các triệu chứng ở khớp kéo dài và tăng dần, không bao giờ di chuyển sang khớp khác hoặc giảm đi một cách nhanh chóng, đây là một đặc điểm quan trọng để phân biệt với các bệnh khớp khác.

Biểu hiện viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ
Biểu hiện viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ


Xét nghiệm dịch khớp: rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị. Chọc dịch khớp giúp cho xác định chẩn đoán, phân lập loại vi khuẩn, làm kháng sinh đồ, chọc tháo mủ, theo dõi đánh giá kết quả điều trị.

Về cấu tạo: dịch khớp trở nên đục, có màu vàng, độ quánh giảm.

Sinh hóa: lượng mucin giảm, glucose giảm.

Tế bào: số lượng tế bào tăng nhiều, phần lớn là đa nhân trung tính, một số thoái hóa thành tế bào mủ.

Vi khuẩn: phết dịch khớp trên phiến kính, nhuộm gram soi trực tiếp. Cấy trên môi trường. Làm kháng sinh đồ để sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp. Nhiều khi phải soi và cấy nhiều lần mới thấy vi khuẩn.

Dấu hiệu Xquang:

Thời gian đầu khi tổn thương mới khu trú ở màng hoạt dịch (thường từ 1 đến 2 tuần) chỉ thấy đầu xương mất vôi nhẹ, phần mềm quanh khớp hơi tăng cản quang do phù nề. Những dấu hiệu này không có giá trị đặc hiệu.

Khi bệnh tiến triển, thương tổn lan sang phần sụn khớp và đầu xương, hình ảnh Xquang có khe khớp hẹp, diện khớp nham nhở không đều.

Khi bệnh đã quá nặng và kéo dài (nhiều tháng), khe khớp hẹp nhiều, có chỗ dính, diện khớp nham nhở, đầu xương xen kẽ các thương tổn hủy hoại và tái tạo. Khớp có thể di lệch hoàn toàn hoặc một phần.

►Xem thêm: Đau nhức toàn thân

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Biểu hiện của chứng đau nhức toàn thân

Bệnh gây đau nhức toàn thân, gần như chẳng chỗ nào không: Đau khắp thân người, đau tay, đau chân, đau cả cột sống. Cái đau cảm thấy trên da, trong bắp thịt, gân, xương. Nhiều điểm trên cơ thể người bệnh (gáy, cổ, vai, lưng, xương sườn, khuỷu tay, hông, đùi, đầu gối) đau thốn khi được ấn sờ trong lúc bác sĩ thăm khám. Có người chỗ nào cũng đau khi bị sờ đến.

Cái đau nó lại như có chân, nay chỗ này mai chỗ khác, khi nhiều khi ít. Đau tăng thêm vào những lúc trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, hoạt động nhiều hơn bình thường, khi tinh thần căng thẳng, ngủ không ngon giấc và lúc có kinh.

Người bệnh thường thấy cứng người vào buổi sáng hoặc sau khi nằm, ngồi yên ở một vị thế hơi lâu. Vùng đau nhức như sưng lên, tuy thực sự, không có dấu hiệu sưng phù ở vùng đau nhức.
Mệt mỏi:

Đa số người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Có người gần như chẳng khi nào thấy khỏe, lúc nào cũng uể oải, không có sức làm việc. Có người mệt ít thôi, do vui vẻ chấp nhận cái mệt, vì cái mệt đã làm bạn với họ từ lâu lắm rồi, nên nay đã trở thành quen thuộc.
Khó ngủ:

Giấc ngủ thường xuyên xáo trộn. Người bệnh khó dỗ giấc ngủ, hoặc hay thức giấc trong đêm. Giấc ngủ lại không sâu, sáng dậy vẫn có cảm giác mệt mỏi, ngủ không đủ. Ngủ không ngon giấc ban đêm càng làm tăng thêm cái đau nhức luôn có.

Các triệu chứng thần kinh:

Biểu hiện của chứng đau nhức toàn thân
Biểu hiện của chứng đau nhức toàn thân


Người bệnh hay bị nhức đầu căng thẳng hoặc đau nửa đầu hơn người bình thường. Một khảo cứu cho thấy 84% những người bị bệnh đau nhức toàn thân than thấy tê (mất cảm giác hoặc có cảm giác như kiến bò).

Chỗ nào trên cơ thể cũng có thể bị tê, và nay tê chỗ này mai chỗ khác. Có người thấy như nhiều chỗ trên cơ thể không đủ máu đến nuôi. Khó tập trung tư tưởng, đãng trí, hay quên cũng thường xảy ra.
Nhạy cảm:

Nhiều người bệnh đau nhức toàn thân rất nhạy cảm. Họ nôn nao khó chịu khi ngửi mùi (mùi thức ăn, mùi dầu thơm, ...), khi nhìn ánh sáng mạnh, khi nghe tiếng động lớn. Nếu dùng thuốc, họ cũng hay bị tác dụng phụ của thuốc.

Các triệu chứng khác:

Khô mắt, nhìn những vật ở gần không rõ, chóng mặt, ... Có người nghẹt mũi, chảy mũi. Có người đau ngực, hồi hộp, khó thở.

Các triệu chứng tiêu hóa cũng thường xảy ra: khó nuốt, ợ nóng, đầy hơi, ruột làm việc bất thường gây đau bụng, lúc tiêu chảy lúc táo bón. Có người đi tiểu nhiều lần, khó nín tiểu, đau vùng bọng đái.

Phụ nữ có bệnh đau nhức toàn thân hay than đau vùng bụng dưới, đau bụng lúc có kinh, đau khi giao hợp.

Các triệu chứng tâm thần:

Người bệnh hay lo âu hoặc trầm cảm, có thể vì bị đau nhức và mệt mỏi kinh niên năm này qua năm khác, song cũng có thể do các xáo trộn hóa học trên não vừa gây bệnh đau nhức toàn diện, vừa gây bệnh lo âu hoặc trầm cảm.

Chẩn đoán và điều trị bệnh khớp do thần kinh

Trường hợp chẩn đoán và điều trị bệnh khớp do thần kinh tổn thương biến dạng nặng hay gãy xương có thể cần phải phẫu thuật nẹp vít bên trong xương, lấy bỏ các mảnh dị vật - các canxi hóa trong khớp, làm cứng khớp hay phẫu thuật thay khớp toàn bộ.

Điều trị nguyên nhân, đặc biệt khi phát hiện sớm, điều trị tích cực bệnh chính có thể làm chậm quá trình tổn thương khớp.

Điều trị bảo tồn: những trường hợp phát hiện sớm cần bất động khớp (bằng giày thiết kế chuyên dụng, bó bột hay dụng cụ nẹp ngoài...), hạn chế tối đa trọng lực cơ thể cũng như các lực ngoại cảnh tác dụng lên khớp tổn thương để bảo vệ khớp khỏi các chấn thương tiếp diễn, qua đó làm chậm tiến trình bệnh. Dùng các thuốc giảm đau, giảm sưng nề khớp cũng như tăng mật độ xương tại chỗ. Phối hợp các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng chống loét do tì đè.

Phòng và điều trị các biến chứng, đặc biệt biến chứng nhiễm khuẩn phần mềm quanh khớp, nhiễm khuẩn khớp, xương.

Chụp X-quang khớp bị tổn thương: Có thể phát hiện giai đoạn sớm hay muộn của bệnh. Trên Xquang cần chẩn đoán phân biệt bệnh với các bệnh thoái hóa khớp, hoại tử xương, bệnh khớp lắng đọng tinh thể canxi pyrophosphat, bệnh khớp do tiêm corticoid nội khớp, nhiễm khuẩn xương khớp...

Chẩn đoán và điều trị bệnh khớp do thần kinh
Chẩn đoán và điều trị bệnh khớp do thần kinh


Siêu âm khớp: Có thể phát hiện dịch trong khớp, dày màng hoạt dịch, hẹp khe khớp, định hướng cho hút dịch làm xét nghiệm để chẩn đoán những trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn. Chụp cắt lớp vi tính có thể giúp đánh giá tốt hơn tổn thương vỏ xương, mảnh xương chết hay khí ở trong xương.

Chụp cộng hưởng từ, đặc biệt có phối hợp thuốc cản quang, có ích trong phân biệt tổn thương tủy trong bệnh rỗng tủy với các viêm tủy nhiễm khuẩn, viêm đĩa đệm đốt sống nhiễm khuẩn cũng như giúp chẩn đoán một số biến chứng nhiễm khuẩn xương, khớp ở vị trí khác ngoài cột sống.

Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào tiền sử bệnh nhân có bệnh lý tổn thương thần kinh (như đái tháo đường, giang mai, phong, bệnh rỗng tủy...) trước đó nhiều năm, xuất hiện đau, sưng khớp với tiến triển từ từ tăng dần, có sự bất cân xứng giữa mức độ đau với tổn thương khớp, xương. Cần kết hợp với chụp Xquang để khẳng định chẩn đoán.

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh thoái hóa khớp, bệnh gút, bệnh giả gút (khớp viêm do lắng đọng tinh thể pyrophosphat), viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến...), viêm khớp phản ứng, hội chứng loạn dưỡng thần kinh giao cảm. Ví dụ trong giai đoạn sớm của bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh, hình ảnh trên Xquang gần tương tự như trong thoái hóa khớp với tam chứng hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, mọc gai xương ở rìa khớp.

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Tìm hiểu nguyên nhân liệt dây thần kinh số 5

Liệt dây thần kinh số 5 là dây thần kinh hỗn hợp gồm nhánh vận động và nhánh cảm giác. Nhánh vận động chi phối các cơ nhai cùng bên, cơ cắn, cơ thái dương, cơ chân bướm trong và ngoài. Nhánh cảm giác chi phối cảm giác nửa mặt và niêm mạc (mũi, má, xoang) cùng bên.

Đau dây thần kinh số 5 thường gặp ở người cao tuổi từ 50-60 trở lên. Người ta chia đau dây thần kinh số 5 làm hai loại: Đau dây thần kinh nguyên phát và đau dây thần kinh thứ phát.

Đau nguyên phát thường xuất hiện khi bị kích thích vào một vài vùng da nhất định ở mặt, đau thành cơn dữ dội trong 10 - 30 giây. Không có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh số 5.

Đau thứ phát thường ít dữ dội hơn nhưng cơn đau liên tục, có tổn thương dây thần kinh số 5 với biểu hiện như:

Giảm cảm giác vùng trán, mi trên, góc trong mắt, sống mũi, nhãn cầu, niêm mạc phần trên ở mũi, xoang trán và xoang sàn. Bệnh cũng có thể làm giảm hoặc mất phản xạ của giác mạc nếu tổn thương nhánh 1 của dây thần kinh số 5.

Giảm cảm giác ở mi dưới, góc ngoài mắt, phần trên của má, môi trên, hàm trên và răng của hàm trên, niêm mạc phần dưới ở mũi, xoang hàm nếu tổn thương nhánh 2.

Giảm cảm giác ở môi dưới, phần dưới của má, cằm, khoang miệng và lưỡi. Ngoài ra có thể liệt các cơ nhai nếu tổn thương nhánh 3.

Tìm hiểu nguyên nhân liệt dây thần kinh số 5
Tìm hiểu nguyên nhân liệt dây thần kinh số 5


Một số nguyên nhân gây đau dây thần kinh số 5 đó là:

Virut: Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau dây thần kinh. Trong đó đau dây thần kinh số 5 thường do nhiễm trùng vi rút tại khu vực hạch Gasser hoặc khu vực nhánh dây ngoại biên. Virut này có thể ở sẵn trong cơ thể và chỉ chờ khi vị trí đó bị tổn thương hoặc nhiễm lạnh là thừa cơ phát triển.

Các khối u chèn ép: Nguyên nhân này chiếm khoảng từ 5 – 8% trong tổng số các nguyên nhân gây nên chứng đau dây thần kinh số 5. Các khối u nằm ở vị trí góc cầu tiểu não hay các vùng lân cận như u màng não, u nang thượng bì, u ác di căn, u tuyến yên… Phần lớn, các u nang thượng bì vùng góc cầu tiểu não có ảnh hưởng tới đau dây thần kinh số 5, khi loại bỏ các u nang này thì bệnh đau dây thần kinh số 5 cũng được chữa trị hoàn toàn.

Mạch máu chèn ép: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây gây ra đau dây thần kinh số 5.

Bệnh zona: Người bệnh đau khu vực bị tổn thương do zona, cơn đau tăng lên khi chạm vào. Khi bệnh zona khỏi, cơn đau sẽ giảm dần và biến mất.

Bệnh ở các cấu trúc có dây thần kinh số 5 phân bố như: Ápxe răng, sâu răng, viêm mống mắt, viêm xoang…

Rối loạn chuyển hóa: Các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, bệnh gout có thể gây tổn thương và đau dây thần kinh số 5. Do bệnh xơ cứng mạch rải rác. Do chấn thương nền sọ hoặc gãy xương nền sọ.

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Điều trị viêm khớp do nhiễm khuẩn

Bệnh xảy ra do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu chủ yếu là tụ cầu vàng (chiếm đến 50 – 70% ca bệnh). Nguyên nhân đứng sau tụ cầu vàng chính là liên cầu nhóm A, nhóm B bao liên cầu, phế cầu, não mô cầu, lậu cầu hay các loại vi khuẩn cũng là tác nhân gây viêm khớp do nhiễm khuẩn.

Viêm khớp nhiễm khuẩn (viêm khớp sinh mủ) là tình trạng khớp xương bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu. Trong đó không bao gồm phong, lao, virus hay ký sinh trùng.

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý nguy hiểm và ngày càng phổ biến ở các đối tượng như:

Người tiêm chích ma túy, nhiễm HIV/AIDS bị suy giảm hệ miễn dịch

Những người từng thực hiện phẫu thuật thay khớp nhân tạo, tiêm khớp

Người bị chấn thương xương khớp

Viêm khớp nhiễm khuẩn nếu không điều trị kịp thời có thể phá hủy khớp, làm dính khớp thậm chí gây tử vong cho người bệnh (chiếm 30% trường hợp). Do vậy, bệnh cần được quan tâm đúng mức để giảm thiểu biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng

Viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra đột ngột. Người bệnh cảm nhận rõ rệt cảm giác sưng nóng, đỏ, đau cấp tính ở vùng khớp bị viêm. Triệu chứng toàn thân bao gồm rét run, sốt cao gặp ở 80% người bệnh, 20% còn lại bị viêm khớp nhiễm khuẩn nhưng không có dấu hiệu này. Các khớp dễ bị viêm thường là đầu gối, khớp háng, khớp cổ tay, cổ chân. Tại các vị trí này, người bệnh bị hạn chế khả năng vận động.

Điều trị viêm khớp do nhiễm khuẩn
Điều trị viêm khớp do nhiễm khuẩn


50% trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phát hiện nhờ xét nghiệm cấy máu. Người bệnh cũng được xét nghiệm dịch khớp để tìm số lượng bạch cầu trong dịch khớp và lượng đường glucose.

Nhuộm soi dịch khớp phát hiện được 75% trường hợp viêm khớp do tụ cầu và 50% ca bệnh do các loại vi khuẩn gram âm. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, có thể phát hiện các bất thường ở khớp xương nhờ chụp X quang. Hiển thị trên phim chụp dấu hiệu mòn xương và hẹp khe khớp...

Viêm khớp nhiễm khuẩn cần được phân biệt với các bệnh xương khớp khác như gút, giả gút, thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh Still để được điều trị đúng cách và hiệu quả nhất.

Người bệnh được chỉ định kháng sinh toàn thân khi xác định được vi khuẩn gây bệnh. Nếu chưa tìm ra tác nhân gây bệnh, có thể điều trị bằng kháng sinh có hiệu quả với phế cầu, tụ cầu và trực khuẩn gram âm.

Viêm khớp nhiễm khuẩn có tràn dịch khớp tái phát nhanh sẽ phải chọc khớp nhiều lần hoặc hàng ngày. Đối với viêm khớp háng khó chọc được nhiều lần phải thực hiện dẫn lưu ngoại khoa sớm.

Nếu các phương pháp điều trị trên không đáp ứng, người bệnh được chườm nóng tại chỗ, nẹp bất động khớp hoặc kéo liên tục. Sau điều trị, người bệnh được hướng dẫn tập luyện để sớm hồi phục.