Bệnh xảy ra do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu chủ yếu là tụ cầu vàng (chiếm đến 50 – 70% ca bệnh). Nguyên nhân đứng sau tụ cầu vàng chính là liên cầu nhóm A, nhóm B bao liên cầu, phế cầu, não mô cầu, lậu cầu hay các loại vi khuẩn cũng là tác nhân gây viêm khớp do nhiễm khuẩn.
Viêm khớp nhiễm khuẩn (viêm khớp sinh mủ) là tình trạng khớp xương bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu. Trong đó không bao gồm phong, lao, virus hay ký sinh trùng.
Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý nguy hiểm và ngày càng phổ biến ở các đối tượng như:
Người tiêm chích ma túy, nhiễm HIV/AIDS bị suy giảm hệ miễn dịch
Những người từng thực hiện phẫu thuật thay khớp nhân tạo, tiêm khớp
Người bị chấn thương xương khớp
Viêm khớp nhiễm khuẩn nếu không điều trị kịp thời có thể phá hủy khớp, làm dính khớp thậm chí gây tử vong cho người bệnh (chiếm 30% trường hợp). Do vậy, bệnh cần được quan tâm đúng mức để giảm thiểu biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng
Viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra đột ngột. Người bệnh cảm nhận rõ rệt cảm giác sưng nóng, đỏ, đau cấp tính ở vùng khớp bị viêm. Triệu chứng toàn thân bao gồm rét run, sốt cao gặp ở 80% người bệnh, 20% còn lại bị viêm khớp nhiễm khuẩn nhưng không có dấu hiệu này. Các khớp dễ bị viêm thường là đầu gối, khớp háng, khớp cổ tay, cổ chân. Tại các vị trí này, người bệnh bị hạn chế khả năng vận động.
Điều trị viêm khớp do nhiễm khuẩn |
50% trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phát hiện nhờ xét nghiệm cấy máu. Người bệnh cũng được xét nghiệm dịch khớp để tìm số lượng bạch cầu trong dịch khớp và lượng đường glucose.
Nhuộm soi dịch khớp phát hiện được 75% trường hợp viêm khớp do tụ cầu và 50% ca bệnh do các loại vi khuẩn gram âm. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, có thể phát hiện các bất thường ở khớp xương nhờ chụp X quang. Hiển thị trên phim chụp dấu hiệu mòn xương và hẹp khe khớp...
Viêm khớp nhiễm khuẩn cần được phân biệt với các bệnh xương khớp khác như gút, giả gút, thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh Still để được điều trị đúng cách và hiệu quả nhất.
Người bệnh được chỉ định kháng sinh toàn thân khi xác định được vi khuẩn gây bệnh. Nếu chưa tìm ra tác nhân gây bệnh, có thể điều trị bằng kháng sinh có hiệu quả với phế cầu, tụ cầu và trực khuẩn gram âm.
Viêm khớp nhiễm khuẩn có tràn dịch khớp tái phát nhanh sẽ phải chọc khớp nhiều lần hoặc hàng ngày. Đối với viêm khớp háng khó chọc được nhiều lần phải thực hiện dẫn lưu ngoại khoa sớm.
Nếu các phương pháp điều trị trên không đáp ứng, người bệnh được chườm nóng tại chỗ, nẹp bất động khớp hoặc kéo liên tục. Sau điều trị, người bệnh được hướng dẫn tập luyện để sớm hồi phục.
►Xem thêm: ZONA thần kinh biến chứng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét